Chợ thông tin Bông Hoa Việt Nam
SangNhuong.com - Chợ thông tin rao vặt miễn phí lớn nhất tại Việt Nam

Trả lời
 
Công cụ bài viếtSpacer Kiểu hiển thị Spacer
  #1  
Cũ 14-03-2013, 02:11 PM
dung07041974
 
Bài gửi: n/a
Mặc định Chuyện tình Hoa Ti-gôn trắng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930–1945, T.T.Kh là bút danh của một nhà thơ ẩn danh, là tác giả bài "Hai sắc hoa ti-gôn" nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng.
Sau khi truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của Thanh Châu đăng năm 1937 trên "Tiểu thuyết thứ bảy" (Hà Nội), toà soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc tuổi 20, dáng bé nhỏ, thuỳ mị, nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh, xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước ("Cô gái vườn Thanh" của Nguyễn Bính, "Màu máu ti-gôn" của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh càng có thêm nhiều dị bản.
Trong bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn" có hình ảnh của hoa Ti-gôn màu trắng được mô tả với những nét đượm buồn và dường như nó là một linh cảm của tình yêu tan vỡ:
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng thế thôi.

# 1.
# 2.
# 3.
# 4.
# 5.
#.6
Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy.
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 14-03-2013, 02:12 PM
psmvn
 
Bài gửi: n/a
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

# 8.
# 9.
# 10.
# 11.
# 12.
# 13.
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.

# 15.
# 16.
# 17.
# 18.
Bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn" là một trong những bài thơ tạo cho tôi nhiều cảm xúc và là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất trong phong trào Thơ Mới Việt Nam.
Từ yêu thơ đã khiến tôi càng tò mò và yêu thích loại hoa "dáng như tim vỡ" này. Tôi đã chụp nhiều ảnh đẹp với nhiều góc độ khác nhau về loài hoa này, nhưng chỉ có màu hoa đỏ hồng. Tôi mải tìm một "sắc hoa trắng" - một nửa của bài thơ nhưng vẫn không gặp.
Nhưng rồi, niềm vui đến với tôi thật bất ngờ. Ngày tôi phát hiện ra loại hoa Cỏ Tiên màu vàng cũng là ngày tôi gặp được loài hoa Ti-gôn màu trắng này ngay chính tại Gò Bồi (quê hương của nhà thơ Xuân Diệu). Tôi vui mừng như tìm được những điều bí ẩn từ thực tế của bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn" mà tác giả T.T.Kh đã đề cập đến.
# 19.
# 20.
# 21.
# 22.
# 23.
# 24.
# 25.
# 26.
Loài hoa Ti-gôn trắng này có hương thơm phảng phất và có vị ngọt với mùi hương của mạ non, tạo cho con người những cảm giác dịu nhẹ, lâng lâng. Có lẽ không những vì sắc trắng của cánh hoa và nhụy hồng, phấn vàng của hoa mà cả làn hương của hoa cứ lan tỏa trong gió càng thu hút dập dìu nhiều loài ong, bướm đến tìm mật.
# 27.
# 28.
# 29.
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
Một mùa thu cũ rất xa xôi.
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Câu chuyện tình của loài hoa Ti-gôn là một câu chuyện tình đẹp, lãng mạn và nhiều nước mắt trái ngang của cuộc đời. Có lẽ vậy mà hoa này được nhiều người biết đến bởi bài thơ hay của T.T.Kh hay bởi vì hai sắc hoa là hai tâm trạng của một mối tình, nên có sự cộng cảm với những tâm hồn thơ?

Trần Hoa Khá
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời

« Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com