Chợ thông tin Bông Hoa Việt Nam
SangNhuong.com - Chợ thông tin rao vặt miễn phí lớn nhất tại Việt Nam

Trả lời
 
Công cụ bài viếtSpacer Kiểu hiển thị Spacer
  #1  
Cũ 25-02-2013, 02:06 PM
luna.saigon
 
Bài gửi: n/a
Mặc định Thầu Dầu ba lá tía

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Dầu lai vải, còn có tên cây Mè lai, Thầu dầu ba lá tía, Dầu mè tía, tên khoa học Jatropha gossypifolia L, cùng họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) và cùng chi với cây Dầu lai (Dầu mè) mà thế giới hiện nay đang phát triển để lấy dầu thay thế dầu diesel...

Dầu lai vải là tiểu mộc, cao 1 - 3 mét, thân xám hay tía, có mủ trong trong. Lá màu tía, có 3 gân từ gốc chia 3 thùy trông giống như lá Bông vải (Gossypium barbadense) nên có tên là loài gossypifolia. Phát hoa ở ngọn, hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa đỏ, cao 5mm, vòi nhụy có 3 núm cho ra quả nang có 3 năng chứa hột bầu dục (tương tự như hột Dầu mè hay Đu đủ dầu), màu xám đỏ, có vân hay chấm đen. Trồng làm kiểng hay mọc hoang đây đó, nhất là vùng Ninh Thuận, Bình Thuận.

Lá Dầu lai vải chứa triterpen I và II. Thân chứa lignan (gaidain, osigadain, jatrodien), prasanthalin... Nhựa mủ từ thân, lá chứa polypeptid cyclogossin A, B có tính sát khuẩn. Cao ether chiết từ lá và cành có tính kháng sinh diệt tụ cầu khuẩn và trực khuẩn ruột E. Coli. Nước sắc cành lá có tính diệt côn trùng, và trong thử nghiệm invitro, nó ức chế ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falsiparum. Từ cành lá Dầu lai vải, người ta cũng đã chiết được jatrophon và vài chất có tính kháng ung thư bạch cầu.

Nhựa mủ và dịch chiết metanol hột Dầu lai vải được nghiên cứu để diệt ốc Bươu vàng và các loài ốc ký chủ trung gian sán Máng, sán Lá.
Kinh nghiệm dân gian dùng dầu ép từ hột Dầu lai vài để thoa trị bệnh ngoài da kể cả bệnh phong. Nhựa mủ bôi trị nhọt mủ, lở loét ngoài da, vết thương, rắn, rít, côn trùng cắn, ngứa (nhựa mủ chứa enzym thuỷ phân protein nọc độc). Dùng 3 – 5 lá sắc uống trị ho khan, viêm họng, trễ kinh, đau bụng, viêm ruột cấp, thổ tả (tiêu chảy - mửa). Lưu ý cành lá và hột Dầu lai vải hơi có độc nên phải cẩn thận về liều lượng và không dùng dài ngày.

Hạt có dầu dùng xổ và gây nôn như hạt Dầu mè; người lớn dùng mỗi lần 20 hạt đem rang lên làm thuốc xổ. Dầu hạt cũng dùng để trị phong cùi và cũng dùng để thắp sáng. Nhựa cây bôi chữa rắn cắn. Lá sắc uống chữa ho khan, mỗi lần dùng 7-12 lá. Người ta còn dùng lá Dầu mè tía, lá Vạn niên thanh và củ Ngô đồng nấu thành cao đặc làm thuốc dán.

Ở Ấn Độ, lá dùng đắp nhọt đầu đinh, mụn nhọt, eczema và ghẻ ngứa. Nước sắc vỏ cây dùng điều kinh. Hạt gây điên dại và cũng có tác dụng gây nôn.

Hột Dầu lai vải chứa 36% dầu béo, 30% carbohydrat và 0,6% saponin.

Chất béo trích từ Dầu lai vải và Dầu lai hiện đang được thế giới phát triển trồng lấy dầu thay thế diesel chạy xe và động cơ máy nổ khác. Nhận thấy vài nơi ở Ninh Thuận và Bình Thuận phá rẫy, kể cả những đám Dầu lai vải mọc hoang để trồng Dầu lai, cần lưu ý đừng phá bỏ nguồn gen Dầu lai vải quí giá, có khi Dầu lai vải có thể có sản lượng và tính năng còn tốt hơn Dầu lai

Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 25-02-2013, 02:06 PM
gmsg
 
Bài gửi: n/a
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com





Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời

« Chủ đề trước | Chủ đề tiếp theo »

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com