Xem bài viết riêng lẻ
  #1  
Cũ 13-03-2013, 10:16 AM
petromekong
 
Bài gửi: n/a
Mặc định Phương pháp giữ hoa lâu tàn

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bình cắm hoa phải sạch

Trước khi cắm hoa phải rửa bình thật sạch sẽ bằng xà bông, nên phơi khô ngoài nắng, nhất là những bình hoa đã cũ và cắm nhiều loại hoa có cành mềm dễ gây thối nước như hoa huệ, layơn, nhược dược... Sau mỗi lần thay nước cũng phải rửa sạch sẽ.

Thời điểm cắt hoa

Nếu là hoa có sẵn trong vườn nhà thì các bạn nên cắt cành hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, là thời điểm tốt nhất trong ngày vì lúc này cây thoát hơi nước không nhiều, cành hoa đang chứa nhiều nước và Carbonhydrat.

Xử lý hoa trước khi cắm để tăng khả năng hút nước của hoa

Cắt xéo vết cắt để tăng bề hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn. Có thể sử dụng nước ấm để cắm hoa nếu hoa được đóng gói khô hoặc tồn trữ bảo quản Ở nhiệt độ thấp. Khi cắt hoa từ trên cây nên cắt dài một chút để khi cắm vào lọ bạn có thể cắt ở phần gốc của cành hoa khoảng 3 - 5 cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa). Khi cắt bỏ đoạn gốc của cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang chảy để cắt sau đó cắm nhanh cành hoa vào lọ. Làm như vậy nước trong lọ sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chảy đều các cành hoạt giữ cho hoa tươi lâu hơn. Cắt bỏ bớt lá một cách hợp lý để giảm bớt sự thoát hơi nước ở cành hoa.

Đảm bảo sự cân bằng nước trong cành hoa:

Sau khi cắt rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa trong lúc này là nước, nên sau khi cắt phải nhanh chóng cắm được cành hoa vào nước càng sớm càng tốt để cành hoa trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa sẽ dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nên bị thiếu hụt nước. Nếu tình trạng thái thiếu hụt nước kéo dài cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn.

Sử dụng nước sạch và thay nước hằng ngày:

Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước khoảng 38 - 40 độ C vì nước ấm vận chuyển vào cành nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có Fluor có thể huỷ hoại mô lá, hoa, vì vậy nêu nguồn nước có chứa Flour phải cho chảy vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hoá chất này bay hơi hết mới dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập trong nước.

Hạn chế vi khuẩn gây thối:

Trước khi cắm, cắt bỏ các lá phía dưới, không để cho lá ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành bị chận lại và làm cho nước bị nhiễm khuẩn.
Nếu là hoa có thân mềm như cúc, thược dược, lay ơn... thì mỗi khi thay nước nên cắt bỏ phần gốc cành bị thối. Không nên để vừa đủ để cắm ngập gốc cành khoảng 3 -5 cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hoá chất như nước Javel, Sulfat đồng, thuốc tím... (nồng độ 0,1 gam/1 lít) để ức chề vi sinh vật gây thối, làm cho hoa tươi lâu hơn, với hoa có màu trắng không nên dùng thuốc tím hoặc Sulfat đồng.

Vi trí đặt bình hoa:

Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, dưới mái tôn nóng ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt hoặc trên mặt ti vi, radio... vì hơi nóng làm giảm tuổi thọ của hoa, không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng hút nước không kịp để bổ sung sẽ làm hoa bị héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ nên đưa bình hoa vào chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng hứng sương.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI